Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp bộ “Tìm hiểu thị trường thiết bị, giải pháp quan trắc và kiểm soát môi trường sử dụng trong nuôi chim yến và mô hình hóa quy trình nuôi chim yến ứng dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với tỉnh Bình Thuận”

Thứ tư - 28/04/2021 02:50
Sáng ngày 05/02/2021, tại văn phòng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc VKIST (trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài “Tìm hiểu thị trường thiết bị, giải pháp quan trắc và kiểm soát môi trường sử dụng trong nuôi chim yến và mô hình hóa quy trình nuôi chim yến ứng dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với tỉnh Bình Thuận” (đề tài) do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc chủ trì, trường Đại học Phan Thiết phối hợp thực hiện.

Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu đề tài tại Văn phòng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc VKIST

Hội đồng nghiệm thu đề tài gồm 05 thành viên theo Quyết định số 42/QĐ-VKIST ngày 25/01/2021 của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc gồm: TS. Nguyễn Sỹ Đăng – Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ, Bộ Khoa học Công nghệ – Chủ tịch Hội đồng; PGS,TS. Hà Quốc Trung – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ – Ủy viên, phản biện; Ông Nguyễn Văn Hà – Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Ethings – Ủy viên, phản biện; PGS,TS. Nguyễn Ngọc Doanh – Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Thủy lợi – Ủy viên; PGS,TS. Tạ Minh Thanh – Khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự – Ủy viên.

Đề tài đã triển khai nghiên cứu tại tỉnh Bình Thuận từ tháng 06/2020 đến tháng 11/2020 trên địa bàn huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết. Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm 120 người nuôi chim yến và 10 chuyên gia trong lĩnh vực này tại tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu của đề tài gồm phân tích, đánh giá thị trường thiết bị, giải pháp quan trắc và kiểm soát môi trường nuôi chim yến; từ đó tìm hiểu mối quan hệ cung cầu, mô hình hóa việc ứng dụng công nghệ trong nuôi chim yến tại tỉnh Bình Thuận. Tham gia đề tài, Trường Đại học Phan Thiết đã triển khai nghiên cứu nội dung “Mô hình ứng dụng công nghệ trong quy trình nuôi chim yến tại tỉnh Bình Thuận” và các công việc khác như: thu thập 120 phiếu khảo sát người nuôi, 10 phiếu điều tra chuyên gia; tổ chức các Hội thảo tại tỉnh Bình Thuận trong khuôn khổ đề tài…

Nhóm nghiên cứu đề tài làm việc tại Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình

Sau khi nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt kết quả đề tài, Hội đồng đã làm việc với tinh thần khách quan, công tâm và đưa ra những ý kiến góp ý, phản biện để nhóm nghiên cứu hoàn thiện nội dung báo cáo tổng kết của đề tài trước ngày 15/3/2021. Hội đồng đánh giá cao những kết quả nghiên cứu của đề tài tuy nhiên nhóm nghiên cứu cần giải quyết một số hạn chế, thiếu sót để kết quả nghiên cứu tốt hơn và thống nhất đánh giá đề tài xếp loại Đạt.

Nghề nuôi chim yến đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều người dân xây dựng thành công mô hình. Tuy nhiên, để mô hình nuôi chim yến thành công thì các chủ cơ sở nuôi chim yến, kỹ thuật viên cần hiểu rõ các hệ thống, thiết bị, kỹ thuật bên trong nhà yến để dẫn dụ chim về sinh sống và phát triển. Việc ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp các mô hình quản lý và vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn, từ đó giúp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại tỉnh Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung.

 Tags: NCKH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

18/QĐ-HĐGSNN

Quyết định

Thời gian đăng: 28/08/2020

lượt xem: 308 | lượt tải:133

27/2015/TTLT-BKHCN-BTC

Thông tư liên tịch

Thời gian đăng: 21/07/2020

lượt xem: 270 | lượt tải:142
Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay833
  • Tháng hiện tại21,684
  • Tổng lượt truy cập590,869
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây